Khi kết nối giữa máy tính với máy in thường xảy ra một vài lỗi nhưng hay xảy ra nhất là “Windows cannot connect to the printer” kèm theo vài mã lỗi như: 0x0000007a, 0x0000002, 0x0000007 … Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lỗi Windows cannot connect to the printer win 10 nhanh nhất để khắc phục tình trạng trên.
Nguyên nhân dẫn đến Windows cannot connect to the printer
Với những người không hay tiếp xúc với các thiết bị liên quan tới máy tính thường sẽ bối rối và không biết làm gì khi không thể kết nối được máy in. Lúc này nhiều người sẽ có xu hướng đi tìm sự giúp đỡ từ người khác. Tuy nhiên điều này vừa mất thời gian chờ sửa chữa lại ảnh hưởng đến công việc.
Việc sử dụng máy in là nhu cầu cần thiết bởi khi làm trong các doanh nghiệp hay bất kỳ công ty nào đều phải sử dụng máy in nên không thể tránh khỏi những phiền toái khi dùng chung máy in. Vì có thể phát sinh những lỗi như không thể kết nối với máy in do bộ nhớ đệm bị quá tải hoặc cũng có thể do đang có những tài liệu khác chờ được in mà bị nghẽn.
Nếu như bạn là người hằng ngày tiếp xúc, thao tác và sử dụng máy in thường xuyên thì chắc chắn không thể tránh khỏi việc xảy ra tình trạng lỗi Windows cannot connect to the printer.

Một lý do khác có thể xảy ra là bởi tài khoản máy tính của bạn chưa được cấp quyền sử dụng máy in. Cho dù là lý do gì đi nữa điều này khiến công việc của cả một hệ thống bị đình trệ, ảnh hưởng đến năng suất làm làm việc.
Còn rất nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng Windows cannot connect to the printer như trong quá trình cài đặt win hay các bản vá cập nhật đã vô tình làm ảnh hưởng tới file in của hệ thống. Một vài mã lỗi mà người dùng thường gặp phải: 0x0000007e, 0x0000007a, 0x00000bcb, 0x00003e3, 0x00000002…

Cách sửa lỗi windows cannot connect to the printer nhanh nhất
Cũng như những thông tin đã tìm hiểu phía trên thì có một vài nguyên nhân phổ biến khiến máy tính của bạn gặp lỗi Windows cannot connect to the printer. Để xử lý những vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo một số cách sửa lỗi này nhanh dưới đây.
Kiểm tra lại kết nối
Có thể máy tính hay máy in trong quá trình sử dụng không may đã bị rơi, tuột một số phích cắm nên bước đầu tiên chúng ta phải làm chính là đi kiểm tra lại các dây kết nối của máy tính và máy in xem có trục trặc gì hay không. Thường lỗi này xảy ra do người dùng cắm dây lỏng lẻo hoặc không may vướng phải kiến dây bị tuột ra mà không hề hay biết.
Sao chép file mscms.dll
Thông thường trong quá trình cài đặt hệ điều hành một số ứng dụng lạ có thể vô tình bị cài ứng đặt khiến máy bị nhiễm virus… Hoặc do một vài trục trặc khiến cho tệp tin mscms.dll không được cài đặt hoặc bị mất dẫn đến không kết nối được với máy in. Để xử lý tình trạng này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở This PC → gõ system32 vào ô search this PC. Tìm và copy file mscms.dll

Bước 2: Dán file mscms.dll vừa copy vào một trong hai đường dẫn dưới dây
- Nếu hệ điều hành mà bạn sử dụng là 64bit hãy sử dụng đường dẫn sau: C:\windows\system32\spool\drivers\x64\3\
- Nếu hệ điều hành mà bạn đang sử dụng là 32bit hãy sử dụng đường dẫn sau: C:\windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\
Tạo mới Local Port
Bước 1: Mở trung tâm điều khiển Control panel
Bước 2: Mở Devices and Printers
Bước 3: chọn Add a printer
Bước 4: Bấm Add a network, wireless or bluetooth printer
Bước 5: Chọn Create a new port, type of port đổi thành local port
Bước 6: Cửa sổ Port name hiện lên, thường port name sẽ là địa chỉ IP hoặc là tên của máy in
Bước 7: Chọn hãng máy in mà bạn muốn kết nối và bấm Next để hoàn thành
Chạy lại Printer Spooler Service
Bước 1: Mở cửa sổ Run bằng cách tổ hợp Windows + R
Bước 2: Gõ services.msc vào hộp thoại
Bước 3: Tìm và mở mục Print Spooler
Bước 4: Tại Service status chọn Stop và mở lại bằng cách bấm Start
Bước 5: Bấm OK để hoàn thành và hãy kết nối lại với máy in.
Cài đặt driver cho máy in
Bước 1: Mở cửa sổ Run bằng cách tổ hợp Windows + R
Bước 2: Gõ printmanagement.msc vào hộp thoại
Bước 3: Chọn All Drivers
Bước 4: Xóa driver của máy in hiện có
Bước 5: Truy cập vào trang web chính thức của hãng máy in mà bạn cần kết nối, tải về phiên bản driver phù hợp.
Bước 6: Khởi động lại máy tính..
Kết luận
Trên đây đã giới thiệu và hướng dẫn các cách sửa lỗi Windows Cannot Connect To The Printer nhanh nhất và rất dễ thực hiện. Mong rằng với những gì chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Trong trường hợp bạn đã thử hết những cách trên mà vẫn gặp tình trạng này thì nên gọi tới trung tâm bảo hành của hãng máy in để họ cử người tới kiểm tra và cài đặt lại.