Khi máy tính gặp sự cố thì nó sẽ hoạt động không như ý muốn của người dùng. Rất khó để bạn có thể biết được đó là lỗi gì mà khiến màn hình chuyển đen và xuất hiện ra các đoạn mã Code. Mà điển hình nhất là lỗi Windows Boot Manager và cách khắc phục lỗi trên Win 7 và Win 10.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi Windows Boot Manager
Nguyên nhân chủ yếu là máy tính của bạn đã mất file khởi động winload.exe, không thể kết nối tới file này hoặc file đã bị sửa đổi làm máy không tìm thấy. Cho dù lý do là gì thì các bạn cũng nên biết cách khắc phục để tránh sự khó chịu trong quá trình sử dụng.

Lỗi Windows Boot Manager – Cách Khắc Phục Thành Công 100%
Khi bạn đã biết được nguyên nhân tại sao xuất hiện lỗi thì có thể dễ dàng sửa chữa. Dưới đây là cách khắc phục lỗi thành công 100% mà bạn không nên bỏ qua.
Chỉnh sửa quy trình boot vào win
Bước 1: Khởi động máy và bấm f8 hoặc f12 (tùy vào hãng máy mà các bạn đang sử dụng).
Bước 2: Đưa ổ đĩa cứng lên trên cùng để đĩa cứng được khởi động đầu tiên rồi sau đó mới đến những thiết bị khác.

Sử dụng Windows Startup Repair trên win 7
Bước 1: Khi khởi động máy tính bấm liên tục phím F8 hoặc F12 để mở Boot Settings. Chọn boot Win bằng USB
Bước 2: Hộp thoại Install Windows hiện ra

Bước 3: Chọn ngôn ngữ, thời gian, phương thức nhập bàn phím và bấm Next.
Bước 4: Chọn mục Repair your computer, chọn Win 7 và bấm Next.

Bước 5: Chọn System Recovery Options và sau đó là Startup Repair để sửa và boot lại vào Win.
Sử dụng Windows Startup Repair trên win 8, 10.
Bước 1: Khi khởi động máy tính nhấn liên tục phím f8.
Bước 2: Chọn troubleshoot
Bước 3: Chọn Refresh your PC
Bước 4: Chọn Next để tiếp tục
Bước 5: Chọn Refresh
Bước 6: Sẽ mất một chút thời gian để Refresh PC.
Khi máy tính của bạn dính phải lỗi Windows Boot Manager có nguy cơ sẽ đi cùng một vài lỗi vặt nên trong bài viết này tôi cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục luôn các lỗi vặt này nhé
Máy lỗi Windows detected a hard disk problem
Khi máy tính báo lỗi này thì các bạn cần phải xử lý nhanh vì có thể những dữ liệu quan trọng bên trong máy sẽ bị xóa. Lỗi Windows detected a hard disk problem xảy ra khi không tìm thấy được file regedit.exe hoặc máy từ chối RAM,…
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác đó là do máy dính virus. Vậy nên bạn cần dùng các phần mềm quét virus và xóa bỏ những file rác không cần thiết tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống. Dưới đây là cách khắc phục lỗi đơn giản mà bạn có thể tự làm.
Bước 1: Gõ cmd trên thanh tìm kiếm của taskbar

Bước 2: Nhập và chạy lệnh: Sfc /scannow

Lỗi automatic repair
Lỗi automatic repair khiến cho người sử dụng cảm thấy rất khó chịu. Automatic Repair là tính năng tự động sửa chữa, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Không chỉ như thế lỗi này còn khiến máy tính tự khởi động lại liên tục.
Tình trạng này xảy ra là do người dùng tắt máy không đúng cách. Máy tính bị rút dây nguồn đột ngột làm cho các hoạt động bên trong đang hoạt động phải dựng lại khiến cho file Registry gặp lỗi, gây hư hại cho ổ cứng.
Sử dụng Windows Boot Manager
Dưới đây là một số bước giúp bạn khắc phục tình trạng trên:
Bước 1: Khởi động lại máy. Nếu như vẫn còn tình trạng này chuyển qua bước 2
Bước 2: Khởi động máy nhấn liên tục F8, để mở Windows Boot Manager

Bước 3: Chọn Start Windows Normally để khởi động lại Win.
Khôi phục lại toàn bộ hệ thống
Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng các bước dưới đây để khôi phục lại hệ thống:
Bước 1: Cài đặt chế độ an toàn hệ thống

Bước 2: Mở Troubleshoot sau đó chọn System Restore.và chọn ngày để automatic repair.
Sử dụng Command Prompt
Nếu các bạn muốn sửa lỗi automatic repair bằng command prompt thì hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Gõ cmd trên thanh tìm kiếm của taskbar → chọn Command Prompt

Bước 2: Nhập và chạy từng lệnh bên dưới: exe /rebuildbcd -> exe /fixmbr -> exe /fixboot -> exe /chkdsk /r c:
Máy tính lỗi Windows failed to start
Khi gặp phải thông báo này bạn cần phải cài và khởi chạy lại Win từ đầu. Sau đây là những bước thực hiện giúp bạn khác phục lỗi này:
Bước 1: Khởi động máy, cắm USB hay đĩa đã chuẩn bị ở bước 1, rồi nhấn phím F8, F9 hoặc F12….tùy thuộc vào hãng máy bạn đang sử dụng.
Bước 2: Cửa sổ Windows Setup hiện lên → Chọn Next để tiếp tục.

Bước 3: Gõ cmd trên thanh tìm kiếm của taskbar → chọn Command Prompt

Bước 4: Hãy nhập các dòng code dưới đây theo thứ tự cho sẵn và bấm Enter để chạy. Đầu tiên các bạn nhập bootrec /fixmbr -> Code: bootrec /fixboot -> Code: bootrec /scanos ->Code: bootrec /Rebuildbcd -> Code: a -> Code:exit.
Kết luận
Trên đây là cách sửa Lỗi Windows Boot Manager – Cách Khắc Phục Thành Công 100% và những lỗi kèm theo mà bạn hay gặp phải. Mong rằng qua bài viết trên các bạn tìm ra được giải pháp hợp lý và không còn gặp phải những lỗi đó nữa.